Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Phân Loại Rác Tại Nhật Bản – Kinh Nghiệm Dành Cho Các Du Học Sinh Nhật để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Xin chào các bạn, ngày hôm nay chúng ta có một chủ đề vô cùng hấp dẫn, đó là rác thải ở Nhật Bản. Nói đến rác thải, rất nhiều người trước khi sang Nhật đã chuẩn bị tâm lý rằng khi đến Nhật thì rác thải họ phân loại rất kỹ càng chứ không phải vất hết vào một cục như ở Việt Nam. Tuy nhiên phân loại kỹ đến mức nào, phân loại ra sao thì có lẽ nhiều người vẫn chưa biết. Vì vậy hôm nay mình làm bài chia sẻ nói tóm tắt về cách phân loại rác ở Nhật để nhiều bạn khi sang Nhật tránh được sự phiền hà khi bị quản lý la rầy vì không biết cách vất rác cho đúng.

Đầu tiên khi đến du học Nhật Bản mình cũng khá mông lung trong vấn đề này, mình cũng không rõ phân loại như thế nào. Lúc trước khi ở Việt Nam thì ở một số nơi mình cũng từng phân loại rác, nhưng chủ yếu phân loại theo kiểu rác thác thải xanh và rác thải công nghiệp. Rác thải xanh là những cái như kiểu thức ăn thừa, rau cỏ, lá cây mình quét ra mình bỏ vào phần rác thải xanh. Còn rác thải công nghiệp là những rác thải nhân tạo như là vỏ hộp, đồ nhựa…thì mình chỉ biết phân loại theo hướng đó thôi. Khi mà đến Nhật thì họ phân loại theo kiểu chế được và không chế được. Có một số cái mình nghĩ rác chế được thì lại không chế được, một số cái mình nghĩ không chế được thì lại chế được. Thành ra các bạn phải đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bỏ rác.

Một điều nữa mình cũng khá băn khoăn đó là khi ở Việt Nam chúng ta được học bao bì ni lông có hại cho môi trường không nên bỏ rác. Ban đầu mình không biết nên mình toàn giữ bịch ni lông lại và sau đó mình đã hiểu rõ tại Nhật bịch ni lông không hề hại cho môi trường, sau đó mình sử dụng ni lông một cách thoải mái. Một điều nữa cũng làm cho mình bất ngờ  đó là ở Nhật không phải là bạn có thể vất rác mỗi ngày, ở Việt Nam thì mỗi ngày chúng ta đều có thể vất rác. Mỗi ngày ăn uống đều có những rác mà nếu như để lâu sẽ bốc mùi nên ở Việt Nam mỗi ngày chúng ta đều vất rác cả. Nhưng ở Nhật thì vất rác đối với rác chế được thì chỉ được vất 2 ngày trong tuần. Như ở trong khu phố mình thì chỉ được vất ở thứ 2 và thứ 5. Giả dụ như ngày thứ 2 sau khi vất rác rồi, nhà mình ăn 1 thứ gì đó khá là bốc mùi như hải sản, đồ biển thì mình cảm thấy rất là khó chịu, bất tiện khi mà phải đợi đến thứ 5 mới được đi vất rác. Vì thế mình đã sử dụng bịch ni lông bọc nhiều lớp đối với những loại rác bốc mùi hôi. Mình để ý hàng xóm cũng vậy, những rác về đồ ăn thì người ta sẽ bọc nhiều lớp bịch ni lông để cho nó không hôi vì rác đó để trong nhà 3, 4 ngày mới có thể đi vất được. Một số bạn khá là siêng, đối với những ngày ăn nhiều, rác nhiều hoặc rác có mùi thì đến một khu phố khác để vất rác. Vì mỗi khu phố có 1 lịch vất rác riêng. Có thể khu phố mình vất rác vào thứ 2, 5 thì các khu phố khác là 3,6 thì có thể mang đến khu phố khác để vất ké.

Tham Khảo Thêm:   Đọc báo tiếng Nhật dễ hơn với những quy tắc này
Rất nhiều du học sinh sau khi sang Nhật cảm thấy bối rối trong việc phân loại rác
Rất nhiều du học sinh sau khi sang Nhật cảm thấy bối rối trong việc phân loại rác

Thêm một trải nghiệm nữa về rác ở Nhật Bản, không chỉ riêng du học sinh mà kể cả của người Nhật cũng vậy, thỉnh thoảng mọi người đi đến 1 số bãi rác nơi người ta vất những đồ lớn như bàn, ghế, tủ, kệ hay may móc gì đó để có thể thu lượm 1 số thứ cần thiết cho nhà mình. Việc mang rác về nhà như vậy nói chung mình thấy cũng khá là thú vị. Sau đây mình sẽ hướng dẫn sử dụng quy cách phân loại rác, tái chế rác như thế nào. Tuy nhiên thi thoảng các bạn cũng sẽ bỏ rác sai và kể cả những người Nhật họ cũng bỏ rác sai, không phải lúc nào cũng bỏ đúng theo quy định. Bởi vì có bịch rác bên ngoài bọc lại nên nhiều khi cũng không để í được, thi thoảng bị người khác bắt gặp, đôi khi cũng có người kiểm tra và họ sẽ phàn nàn với quản lý khu nhà và chúng ta sẽ bị mắng. Nói chung vì ở Việt Nam không có phân loại rác nên khi đến Nhật nhiều bạn cũng bối rối, nhưng mình nghĩ là để đẹp mặt người Việt Nam, đừng để mang tiếng người Việt Nam không biết vất rác, không biết phân loại rác, không tôn trọng quy định của người Nhật thì điều đó không hay 1 chút nào.

Hướng dẫn tái chế và phân loại rác

4 luật chúng ta cần ghi nhớ về phần loại rác và đổ rác

  1. Luôn luôn phân loại rác trước khi đổ rác
  2. Mang rác thải đến đúng nơi quy định đổ rác
  3. Đổ rác trước 8h sáng vào ngày đổ rác
  4. Khi bỏ rác thì bỏ vào đúng bịch quy định (rác cháy được và rác không cháy được)

Quy định một số rác giấy mà không tái chế được thì chúng ta không bỏ dưới dạng rác giấy mà bỏ vào dạng rác cháy được. Khi đến Nhật sẽ được phát quyển hướng dẫn phân loại rác mọi người hãy chịu khó đọc. Tiếp theo là đồ quần áo, với du học sinh khá tiết kiệm nên sẽ không cần thiết đọc. Với chai thủy tinh, các loại lon. Đối với các chai thủy tinh thì bỏ nắp, rửa sạch rồi bỏ phân loại đúng cái thùng nhựa theo màu sắc. Còn các loại lon thì các bạn cũng rửa sạch và đạp cho nó xẹp xuống rồi bỏ vào thùng nhựa. Với những thùng nhôm không rửa sạch bằng nước được thì không bỏ vào theo diện này. Đối với loại bình pet thì chỉ sử dụng 1, 2 lần không dùng được nhiều vì có hại cho sức khỏe. Cũng bỏ nắp nhựa, rửa sạch và đạp cho gọn nhất, cũng có một số bình quy định không thể vứt theo diện này các bạn cố gắng đọc.

Sau khi sang Nhật sẽ được phát cuốn sách hướng dẫn phân biệt rác, mọi người hãy chịu khó đọc
Sau khi sang Nhật sẽ được phát cuốn sách hướng dẫn phân biệt rác, mọi người hãy chịu khó đọc

Phần rác chế được

Đến ủy ban nhân dân phường thì sẽ được phát những bịch này với size khác nhau có siza 10l, 20l, 30l để các bạn xác định xem nhà mình dùng bịch nào thích hợp nhất cho nhà mình. Những chai nhựa được phân chia là nhựa mềm như dầu ăn, hộp đựng trứng có thể xếp thành rác chế được, các bịch ni lông cũng chế được. Chén giấy, đĩa giấy, cũng được quy vào rác chế được. Thoạt nhìn có vẻ phức tạp nhưng các bạn dùng 2, 3 lần là các bạn có thể nhớ được rác nào là chế được, không chế được và rác tái chế

Tham Khảo Thêm:   Chi phí du học Nhật Bản 1 năm là bao nhiêu?

Phần rác không chế được

Ví dụ như bút chì, thước kẻ, hộp đựng cơm, bình nước…nói chung những cái nào bằng kim loại bằng nhựa cứng thì có thể biết liền là khó cháy khi đem đốt rác thì họ có cái bịch riêng. Bịch trong suốt có chữ màu hồng và màu đỏ, cũng giống như bên rác không cháy được cũng được phát những bịch size khác nhau để xem nhà mình thích hợp với size nào nhất. Chú ý với những đồ dùng đổ vỡ thì cần dán mẫu giấy ghi chữ nguy hiểm để người dọn rác biết.

Hướng dẫn bỏ rác to, lớn

Không thể bỏ rác theo cách bình thường mà phải liên hệ đến một số điện thoại để họ đến vất cho bạn và bạn phải mất phí. Tuy nhiên có một số tổ chức họ đi thu rác lớn để họ về tận dụng được linh kiện thì họ sẽ thu miễn phí cho mình.

Sau khi phân loại được rác thì đến phần vất rác.

Ở Nhật chỗ vất rác có lưới màu xanh để bọc rác, khi đổ rác nhớ để trong lưới màu xanh để tránh quạ ăn. Vì ở Nhật cực kì nhiều quạ, họ không xua đuổi chúng nên chúng thường đến các bãi rác để kiếm ăn. Chính vì thế khi đổ rác phải để trong tấm lưới để tránh bị quạ làm dơ hầy bãi rác khiến nhân viên dọn rác cực khổ.

Chủ đề phân loại rác thải ở Nhật xin được kết thúc tại đây. Hy vọng bài viết  này hữu ích đối với các bạn sắp đến Nhật và đang đến Nhật. Xin chào các bạn.

Bạn đã xem bài viết Phân Loại Rác Tại Nhật Bản – Kinh Nghiệm Dành Cho Các Du Học Sinh Nhật . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu