Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Hướng dẫn trải nghiệm dịch vụ Karaoke tại Nhật Bản để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Karaoke đã quá quen thuộc với người Việt từ trẻ đến già, từ nông thôn đến thành thị nhưng bạn có biết hình thức giải trí này có nguồn gốc từ Nhật Bản? Karaoke do ông Inoue Daisuke phát minh vào năm 1971, khi ông 31 tuổi. Nhưng hiện nay, sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa trên khắp toàn thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tuy vậy, khi du nhập vào một quốc gia thì nó cũng biến đổi cho phù hợp với văn hóa tại đó. Vậy trải nghiệm Karaoke tại Nhật có gì khác với ở Việt Nam, trình tự từ khi vào quán đến khi rời quán như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé.

Làm thủ tục đăng ký

Các quán Karaoke ở Nhật thường có 2 quầy đăng ký, một bên làm thủ tục đăng ký, một bên làm thủ tục thanh toán. Các bạn sẽ thông báo về số lượng người và thời gian cho nhân viên ở đây.

Tham Khảo Thêm:   Bật Mí Đồ Lưu Niệm Nên Mua Ở Nhật Bản, Cách Lựa Chọn Đồ Lưu Niệm Tại Nhật

Ở Việt Nam, mọi người thường đi hát theo nhóm và tính tiền chung nhưng ở Nhật họ chia riêng từng người nhé. Mức giá sẽ được viết trên tấm bảng hiệu trước quán theo hình thức 30 phút 200 yên cho 1 người. Ví dụ: nếu hát 2 giờ thì 1 người khoảng 800 yên.

Khi đi Karaoke tại Nhật bạn phải đăng ký phòng tại quầy lễ tân
Khi đi Karaoke tại Nhật bạn phải đăng ký phòng tại quầy lễ tân

Ngoài ra, một số nơi còn cung cấp dịch vụ  Karaoke Freetime, có nghĩa là bạn có thể hát không bị giới hạn thời gian sau khi đã thanh toán mức chi phí nhất định. Đa số các quán quy định mức giá khoảng 1.000 yên – 2.000 yên.

Các bạn có thể gọi đồ uống tại đây, có khá nhiều lựa chọn khác nhau.  Nếu uống nhiều thì nên gọi theo suất uống thoải mái, uống ít thì gọi kiểu one drink (1 đồ uống).

Nhận phòng

Sau khi đăng ký xong, nhân viên sẽ đưa cho bạn số phòng. Các bạn hãy tìm phòng có số đó. Tùy từng quán mà có nơi còn cho mượn đạo cụ để biểu diễn khi hát karaoke như bộ gõ, trống,… Nếu không tìm thấy, các bạn có thể gọi nhân viên và hãy mang vào phòng để làm cho không khí thêm sôi động.

Lựa chọn ca khúc

Trong phòng hát thì cũng tương tự như các quán karaoke ở Việt Nam. Bên trong có micro, tivi để trình chiếu lời ca khúc, màn hình điều khiển để nhập tên này hát… Gần đây, do người nước ngoài đến sống ở Nhật rất nhiều nên họ cũng cung cấp thêm một số ngôn ngữ cho màn hình điều khiển, ví dụ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn…

Tham Khảo Thêm:   Hiểu Hơn Về Đất Nước Con Người Nhật Qua Tác Phẩm “Eva, Kopi And Matcha”
Trong phòng hát bạn có thể chọn nhiều ngôn ngữ
Trong phòng hát bạn có thể chọn nhiều ngôn ngữ

Gọi đồ ăn

Khi đang hát cũng có lúc các bạn sẽ thấy đói. Ở các quán karaoke tại Nhật, các bạn có thể gọi cơm, đồ ăn nhẹ. Cách gọi rất đơn giản, chỉ cần nhấc ống nghe của điện thoại trong phòng lên là máy sẽ tự động kết nối với lễ tân. Các bạn hãy gọi món ăn theo menu có sẵn trong phòng hát. Sau đó đợi 1 lúc, nhân viên sẽ mang đến cho bạn.

Hát karaoke ở Nhật bạn còn có thể gọi đồ ăn khi thấy đói
Hát karaoke ở Nhật bạn còn có thể gọi đồ ăn khi thấy đói

Thanh toán

Các bạn hãy chuẩn bị về trước khi kết thúc thời gian đăng ký hát ở lễ tân khoảng 5-10 phút. Nếu quá thời gian có thể bị tính thêm phí nên hãy lưu ý. Lúc đặt phòng, nhân viên tại quầy lễ tân có đưa bạn 1 tờ giấy ghi số phòng, khi về hãy cầm tờ giấy đó đến quầy thanh toán.

Nếu hát quá giờ bạn sẽ bị tính thêm tiền
Nếu hát quá giờ bạn sẽ bị tính thêm tiền

Nếu đã du học Nhật Bản, hãy thử trải nghiệm karaoke ở đây nhé. Đây cũng là cách học tiếng Nhật cũng như thư giãn sau giờ học, giờ làm khá hiệu quả đấy.

Bạn đã xem bài viết Hướng dẫn trải nghiệm dịch vụ Karaoke tại Nhật Bản . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Tham Khảo Thêm:   Hướng dẫn điền đơn xin gia hạn thời gian lưu trú tại Nhật Bản

Thông Tin Về TinEdu