Tôi có nên theo đuổi bằng thạc sĩ? Tôi nên theo đuổi bằng thạc sĩ nào để có con đường sự nghiệp rộng mở hơn? Sau nhiều năm kinh nghiệm, chắc hẳn ai cũng muốn leo lên nấc thang mới của cấp độ C, vậy chương trình tổng thể có thể giúp gì cho bạn? Những cân nhắc khi lựa chọn chương trình thạc sĩ là gì? Hãy để Du Học Uy Tín gợi ý về ngành “đầu tư một lần, lãi cả đời” và cùng thảo luận về những lưu ý cần thiết qua bài viết sau nhé!

Đâu là lợi thế của bằng thạc sĩ trên chặng đầu sự nghiệp?

Những điều kiện học thạc sĩ kinh tế mà bạn nên biết! :: Yersin University

Việc tuyển dụng nhân sự trình độ cao đang nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, ở Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn khá thấp (26,2%). Đặc biệt, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 sinh viên ra trường nhưng không có việc làm. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ chương trình đào tạo cử nhân chưa gắn với việc làm, dẫn tới việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bàn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, trên bình diện cả nước, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đủ cho một thị trường lao động bền vững và hội nhập.

Đây là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là khi thế giới việc làm và thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng 4.0. Nhiều việc làm mới, kỹ năng mới hình thành. Tốc độ chạy đua chuyển đổi số cũng yêu cầu doanh nghiệp có nguồn nhân lực cạnh tranh về chất lượng.

Do đó, khi tuyển dụng, các công ty đang dần có khuynh hướng chọn ứng viên với bằng cấp cao, đặc biệt là người mới tốt nghiệp. Những thạc sĩ thường được đào tạo sâu hơn về kiến thức chuyên ngành, kết hợp cùng tầm nhìn mở, liên đới nhiều lĩnh vực – bất kể là theo con đường thạc sĩ khoa học MSc hay MBA.

Ngoài ra, kỹ năng tư duy, khả năng phản biện, tự học, tự nghiên cứu và sự nhạy bén với khả năng nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của ngành hàng cũng là lợi thế của những người học lên cao học. Những ưu thế này giúp các thạc sĩ bắt nhịp nhanh hơn với công việc đồng thời mang tơi nhiều tư tưởng cấp tiếp, thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo và chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp.

Nên học thạc sĩ ngành nào nhanh thăng chức, tăng lương?

Tất nhiên, sức nặng của một tấm bằng thạc sĩ ngay sau đại học còn phụ thuộc vào ngành nghề. Để chắc chắn về những cơ hội công việc hấp dẫn, con đường thăng tiến rộng mở trong tương lai sau khi hoàn tất chương trình thạc sĩ, bạn có thể ưu tiên một vài ngành nghề dưới đây:

Nên học thạc sĩ ngành nào để sự nghiệp tiến nhanh từ khi mới nhận việc?

Học thạc sĩ lĩnh vực phần mềm, công nghệ, chuyển đổi số

Sự thống trị của công nghệ cũng như ngành phát triển phần mềm là không thể phủ nhận. Người dùng ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, kéo theo hàng loạt nhu cầu mới, đòi hỏi sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật. Đây cũng được xem là kỷ nguyên của chuyển đổi số ở tất cả mọi lĩnh vực, quy mô, đồng thời cũng là cơ hội của các lập trình viên có khả năng lập trình, chuyển đổi, biến công nghệ thành ứng dụng thực tiễn.

Ngoài thiết kế sản phẩm, lập trình viên còn chịu trách nhiệm cập nhật phiên bản, sửa lỗi, nâng cấp để sản phẩm càng trở nên tân tiến. Và thường thì đây là những vị trí gần như không thể thay thế khi đã theo dự án từ những ngày đầu. Vậy nên, các ngành phát triển phần mềm sẽ luôn có nhu cầu nhân lực lớn và mức lương cạnh tranh!

Tham Khảo Thêm:   Kinh Nghiệm Sống Và Học Tập Tại Nhật cho người mới sang nhật

Một tấm bằng cử nhân là điều cần thiết để bắt đầu trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng nếu muốn xử lý được những chương trình hiện đại nhất và được săn đón bởi những công ty công nghệ hàng đầu, việc được đào tạo thạc sĩ chuyên môn về những xu hướng công nghệ mới nhất là điều cần thiết.

Học thạc sĩ Tâm lý học

Nên học thạc sĩ ngành nào để sự nghiệp tiến nhanh từ khi mới nhận việc?

Theo khảo sát, trung bình thế giới cứ 4 người thì có 1 người gặp vấn đề tâm lý. Do đó, nhu cầu cần nhà trị liệu, cố vấn tâm lý ngày càng tăng. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của ngành này ​​là 22% từ năm 2018 đến 2028, tập trung vào các mảng lạm dụng chất kích thích, rối loạn lo âu, sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, đây không phải là ngành nghề có thể tự động hóa khi AI không thể thấu cảm con người, vì thế khó có khả năng bị đào thải trong tương lai.

Một chương trình cử nhân về tâm lý có thể cung cấp những nền tảng kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, điều trị tâm lý cần sự thấu hiểu sâu sắc, trải nghiệm sống và sự cẩn trọng trong quá trình hành nghề. Do đó, một chương trình thạc sĩ là điều cần thiết để có thể hỗ trợ mọi người tốt nhất. Ngoài nền tảng kiến thức trị liệu sâu sắc, thời gian học thạc sĩ cũng giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống để tư vấn hiệu quả hơn.

Học thạc sĩ Phân tích kinh doanh

Nên học thạc sĩ ngành nào để sự nghiệp tiến nhanh từ khi mới nhận việc?

Nếu phải “điểm mặt chỉ tên” một lĩnh vực đã bùng nổ mạnh trong thập kỷ qua thì không thể bỏ qua ngành phân tích dữ liệu. Việc thu thập, lưu trữ, phân tích Big data là nền tảng để các doanh nghiệp có những chiến lược phát triển hiệu quả trong tương lai.

Chính vì thế, ngành công nghiệp dữ liệu đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Hầu như tất cả công ty lớn nhỏ nhận ra “Data is gold” và luôn chiêu mộ nhân viên – kỹ sư phân tích dữ liệu để các quyết định kinh doanh khôn ngoan và vượt trội so với đối thủ.

Đặc biệt, một trong những điểm khiến khóa học dữ liệu trở thành một “miền đất hứa” với nhiều người, đó chính là sự phá bỏ định kiến rằng nam giới chiếm ưu thế lớn trong các mảng ngành công nghệ thông tin. Cụ thể, Forbes đã nêu chi tiết có đến 26% công việc trong ngành khóa học dữ liệu ở Mỹ là do phụ nữ đảm nhiệm và khoáng cách đang được rút ngắn từng ngày. Vì thế, dù có là nam hay nữ, các cử nhân có thể tự tin học tập và theo đuổi nghề.

Tối ưu cơ hội cùng khóa đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Nên học thạc sĩ ngành nào để sự nghiệp tiến nhanh từ khi mới nhận việc?

Một người quản lý giỏi, một nhân sự chuyên môn với kiến thức vững chắc luôn là điều các doanh nghiệp tìm kiếm. Do đó, thạc sĩ Quản trị kinh doanh có thể tìm được những cơ hội việc làm chất lượng tại cả doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ. Mức lương của những người có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chất lượng, dù ở trong phân mảng nào, cũng được ưu ái hơn.

Cũng chính vì thế, chương trình thạc sĩ cho lĩnh vực Quản trị kinh doanh đang là điểm nhắm của rất nhiều sinh viên mới ra trường hiện tại. Khác với những chương trình mang nặng lý thuyết trước đây, các khóa đào tạo thạc sĩ kinh doanh hiện tại đang tích cực đẩy mạnh yếu tố thực hành. Tham gia khóa học, học viên dần được tham gia giải quyết các tình huống thực tế tại doanh nghiệp liên kết với khóa đào tạo.

Đặc biệt, thạc sĩ Quản trị Kinh doanh còn là một lựa chọn tốt nếu học viên chưa quyết định được phân mảng mình muốn theo đuổi lâu dài. Không chỉ là tầm nhìn quản lý bao quát, kiến thức chuyên môn để đánh giá hiệu quả từng phân mảng trong doanh nghiệp cũng là điều các thạc sĩ tôi luyện được sau khóa học. Hoàn thành xong thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, cơ hội rộng mở với học viên ở rất nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau.

Vì sao nên học thạc sĩ khi muốn đảm đương trọng trách lớn hơn?

Khi còn ở đảm nhận những công việc sự vụ, nhiều người thường lầm tưởng làm sếp sẽ thảnh thơi vì chỉ cần chỉ đạo còn cấp dưới sẽ lo liệu việc xử lý. Thực tế thì không như vậy, khi ở vị trí lãnh đạo hay nhà quản lý thì không những phải giỏi chuyên môn, hiểu việc mà còn cần cả khả năng dẫn dắt đội ngũ và  đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Đôi khi những trách nhiệm không tên mà chẳng ai muốn làm thì sếp lại là người thân chinh đảm nhiệm.

Tham Khảo Thêm:   TOP 10 website tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản

Từ dưới nhìn lên ta có thể thấy nhiều điểm sáng khi ngồi trên chiếc ghế cao, nhưng chỉ những người ngồi trên chiếc ghế cao mới cảm nhận được ‘độ khó’ khi khoác lên mình quá nhiều trọng trách. Do đó, muốn ngồi vững ở những vị trí áp lực cao hơn chúng ta cần bắt đầu trang bị từ kỹ năng, kiến thức trụ cột để khi cơ hội mở ra, đủ sức “đứng mũi chịu sào” mà không phải gồng mọi lúc.

Càng ngồi ở vị trí cao, quyền được sai và cơ hội để học từ sai phạm sẽ ngày càng ít, Thay vào đó phải là sự chắc chắn và khả năng xoay sở khi không có ai.

Lúc này chương trình cử nhân chỉ là những kiến thức cơ bản đã bị ‘vắt kiệt’ trong những năm đầu sự nghiệp. Chương trình thạc sĩ cho phép học viên cơ hội được ‘học từ những người làm sếp’ – giảng viên, học viên cùng học, từ đó tích lũy kinh nghiệm từ trải nghiệm của người đi trước đồng thời bồi dưỡng những năng lực cần thiết có thể ứng dụng ngay vào thực tế.

Vốn được coi là chứng nhận ‘định danh’ cho độ chuyên sâu của nhân sự về một lĩnh vực cụ thể, bằng thạc sĩ cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho các nhân sự ‘cùng đợt thử thách’. Tuy nhiên khi thạc sĩ đang gần như trở thành tiêu chuẩn ‘phổ cập’ cho thế hệ nhân sự hiện đại tại các thành phố lớn, học thạc sĩ ở một góc độ nào đó cũng là ‘bảo toàn cơ hội thăng tiến; trong tương lai!

Vì vậy thay vì bắt đầu câu hỏi “có nên học thạc sĩ hay không”/ “học thạc sĩ để làm gì”, hãy bắt đầu với câu hỏi đúng hơn: “nên học gì để hưởng lợi dài hạn trong sự nghiệp”.

Học thạc sĩ ngành gì có cơ hội thăng tiến cao hơn?

Nên học thạc sĩ ngành nào? Tập trung sâu vào tính chuyên môn hay mở rộng năng lực theo chiều ngang? Để giúp bạn tự mình tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn trên, dưới đây

là gợi ý về những ngành học mang tính thực tiễn cao, giúp bạn trang bị cả điều kiện “cần” và “đủ” để sẵn sàng cho nấc thang cao hơn trong sự nghiệp quản trị.

Học thạc sĩ ngành gì có cơ hội thăng tiến cao hơn

1. Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất khi học cao học đó là học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Không phải tự nhiên mà ngành học này lại được ưu ái đến vậy mà vì tính hữu dụng của nó mang tới:

  • Một tầm nhìn quản lý bao quát: chương trình học thạc sĩ quản trị kinh doanh được cấu trúc từ những bài học như lãnh đạo, hệ vận hành doanh nghiệp, quản lý tổ chức… Điều này giúp cho những cho những nhân sự trước giờ chỉ xử lý sự vụ hiểu được những vấn đề lớn, nguyên lý của doanh nghiệp.
  • Kiến thức theo từng phân mảng chính trong doanh nghiệp: Từ tổng quát, người học sẽ được tiếp cận từng vấn đề cụ thể hơn như tài chính, nhân sự, tiếp thị, công nghệ. Việc nắm chắc được cách thức hoạt động và mối quan hệ giữa các phân mảnh sẽ hình thành nên tư duy điều hành và những quyết định được đưa ra sẽ đa chiều, mang tính chiến lược hơn.
  • Dự đoán, thực thi và kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành: quản lý hoạt động, quản trị rủi ro, xử lý nghiệp vụ là những phần không thể thiếu trong chương trình học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Sau khi hoàn thành khóa học, các tân khoa sẽ không chỉ hiểu mà đủ khả năng hiểu mà còn vận dụng vào thực tế một cách cụ thể từ việc hạn chế rủi ro, điều hành triển khai mà còn là khả năng xử lý những biến đổi.

2. Thạc sĩ phân tích kinh doanh

Khả năng tổ hợp, đọc và hiểu ra ý đồ của những dữ liệu ở hiện tại và cấu thành nên quyết định cho tương lai đòi hỏi những người đang đảm nhận những công việc sự vụ phải vươn mình trau dồi bản thân ở một bức tranh lớn hơn.

Nhưng chọn học thạc sĩ phân tích kinh doanh sẽ giúp gì cho quá trình trau dồi của người học?

  • Đáp ứng thời đại mới: liệu rằng ứng cử viên bạn đang phải đối mặt cho chiếc ghế quản lý luôn thuyết phục sếp bằng những con số thực tế, những lập luận dựa trên cơ sở rành mạch thì bạn nên cạnh tranh bằng cách nào? chính là những dữ liệu đáng giá hơn. Thời đại của suy đoán, cảm tính đã qua và nhường sân cho những dữ liệu thực. Vậy với bộ kỹ năng nghiên cứu và đưa ra những lập luận chặt chẽ hơn chính là nền tảng thuyết phục cấp trên, đưa bạn gần hơn với vị trí mới.
  • Nền tảng tư duy đến thực tiễn áp dụng: không những để chiến đấu cho sự thăng tiến, ngay cả khi đạt được rồi bạn vẫn phải liên tục đối mặt với những dữ liệu phức tạp. Và chương trình học thạc sĩ phân tích kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn cách tư duy, phân tích, tận dụng dữ liệu để tạo ra chiến lược số hóa phù hợp với doanh nghiệp.
  • Thích nghi chuyển đổi số: dữ liệu không chỉ phản ánh hiện tại mà nó còn chứa đựng những ẩn ý về tương lai. Khả năng hiểu và dự đoán được trước những làn sóng mới giúp cho người học sớm thích nghi,  thậm chí dẫn đầu những làn sóng mới. Như vậy, không chỉ một mà những cánh cửa cơ hội thăng tiến sẽ liên tiếp mở ra khi bạn luôn thích nghi nhanh chóng còn những người khác đang loay hoay với những thay đổi.
Tham Khảo Thêm:   BHP Hàn Quốc là gì? Người nhập cư bất hợp pháp có thể quay trở lại?

3. Các ngành học chuyên môn:

Khi đã chọn đúng và muốn phát triển lâu dài trong lĩnh vực hiện tại thì cách để thăng tiến chính là có được kiến thức chuyên môn vững chắc. Phương án học qua công việc cũng là một cách nâng cao kinh nghiệm nhưng chọn con đường học thuật cũng có cái lợi riêng. Người học sẽ lý giải được thực tế, hiểu sâu hơn về chuyên môn bằng những kiến thức đã được các chuyên gia đúc kết. Điều này giúp rút ngắn được thời gian, công sức và những bài học rủi ro.

Ví dụ, một người đang làm việc trong lĩnh vực tài chính chọn học tiếp lên thạc sĩ tài chính điều này giúp họ hiểu nghề, thấm chuyên môn và chắc rằng cơ hội thăng tiến sẽ thuộc về họ chỉ ở tương lai gần.

4 lời khuyên khi chọn ngành học thạc sĩ

4 lời khuyên khi chọn ngành học thạc sĩ

Thăng tiến đòi hỏi nhiều yếu tố  nhưng nếu đã chuẩn bị đủ thì không có lý do gì mà chúng ta bỏ lỡ hay không được đề bạt ở những vị trí cao hơn. Nhưng trước khi học thạc sĩ để chạm đến những vị trí đó cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định mục tiêu và nền tảng hiện tại: để trả lời cho câu hỏi nên học thạc sĩ ngành nào thì câu trả lời nên bắt nguồn từ người học. Bạn muốn đạt được gì khi học? Hiện tại bạn có những gì? Nếu như bạn đã vững chắc trong chuyên môn thì điều bạn cần là nên chọn những khóa học giúp bạn kỹ năng quản lý chuẩn bị cho việc vận hành đội ngũ. Trong trường hợp bạn muốn nâng cao chuyên môn thì học tiếp chương trình đang theo đuổi chính là câu trả lời cho bạn.
  • Chuẩn bị tốt nhất có thể: Nếu đã chọn học Thạc sĩ là con đường phát triển sự nghiệp thì không những cần chuẩn bị học phí, sắp xếp thời gian, chọn trường, chọn trường mà còn là 1 tinh thần kiên trì, thái độ cởi mở khi bắt đầu trở lại với nề nếp học tập.
  • Cân bằng giữa học và làm: Trong quá trình học sẽ không tránh khỏi đôi lúc ở công ty có những dự án gấp hay vào kỳ thi trùng nhưng các dự án phát sinh vấn đề. Như vậy người học nên giữ trạng thái cân đối, đảm bảo sự tiếp thu các buổi học nhưng vẫn duy trì phong độ trong công việc. Lời khuyên ở đây là chọn những khóa học được phân bổ mỗi kỳ học vừa phải để đảm bảo khối lượng kiến thức, thời khóa biểu linh động đáp ứng cho người đi làm.
  • Tận dụng tối ưu “tấm vé vàng”: chương trình học Thạc sĩ ngày nay cũng có rất nhiều hoạt động gắn kết giữa các học viên với giảng viên và giữa các giảng viên. Nhân cơ hội này, hãy tranh thủ nâng cấp các mối quan hệ và khai thác các giảng viên để mở rộng kiến thức kỹ năng nhé.

Nếu bạn đang ở giai đoạn chuyển giao sự nghiệp chuẩn bị cho 1 vai trò cao hơn trong sự nghiệp thì học thạc sĩ là một phương án rất tiềm năng và quan trọng hơn cả ở bước tiếp theo chính là một ngành học phù hợp nữa thôi.

Thông Tin Về TinEdu