Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Phải làm gì khi gặp thiên tai ở Nhật Bản? để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Không giống như Việt Nam rừng vàng biển bạc, Nhật Bản không hề có vị trí địa lý đẹp cho sự phát triển. Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm mà lại còn “dồi dào” thảm họa thiên nhiên. Người dân luôn phải đối mặt với động đất, bão lũ thường xuyên. Thiên tai ở Nhật không chỉ có thế, sóng thần, núi lửa, lỡ tuyết cũng đã từng xảy ra, để lại biết bao đau thương, mất mát.

Bài viết này giới thiệu các loại thảm họa thiên nhiên xảy ra ở Nhật Bản, thời gian và địa điểm chúng thường xảy ra và những điều cần thận trọng trong tình huống khẩn cấp. Nếu bạn đã chọn con đường du học Nhật Bản thì việc trang bị cho mình những kiến thức này là vô cùng cần thiết.

Động đất

Thiên tai ở Nhật xảy ra thường xuyên nhất là động đất, đa phần magnitude và shindo khá nhỏ nên không gây thiệt hại. Tuy nhiên, thảm họa luôn rình rập và đến chất chợt nên học cách ứng phó là cách duy nhất để người Nhật sinh tồn. Trong lịch sử nhiều trận động đất lớn đã xảy ra để lại biết bao đau thương, mất mát, trận gần đây nhất là vào ngày 18 tháng 7 năm 2018 ở Osaka.

Để ứng phó với những trận động đất lớn có nhiều biện pháp đã được chính phủ Nhật Bản thực hiện. Từ năm 1981, các tiêu chuẩn xác định mức độ chắc chắn của tất cả các tòa nhà khi thiết kế, xây dựng đã được đưa ra. Đảm bảo các kiến trúc khi được dựng lên có thể chịu những cơn chất động mạnh, từ đó ngăn ngừa, giảm thiểu nguy hiểm có thể xảy ra.

Tham Khảo Thêm:   Moshi Moshi Là Gì? Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Moshi Moshi
Mỗi năm Nhật Bản hứng chịu khoảng 1500 trận động đất
Mỗi năm Nhật Bản hứng chịu khoảng 1500 trận động đất

Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ sở quy mô lớn thường xuyên thực hành các cuộc tập huấn cho người dân, đây là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống nguy hiểm.

Nếu không may một trận động đất xảy ra trong khi chỉ vừa đến Nhật, nó sẽ đáng sợ và khó khăn hơn khi bạn ở một đất nước khá yên bình như Việt Nam.

Trong trường hợp đó, hãy bình tĩnh quan sát những người Nhật xung quanh và làm theo họ. Tuyệt đối không di chuyển trong và sau khi động đất xảy ra, vì nó rất nguy hiểm.

Nếu bạn đang ở trong 1 tòa nhà cao tầng, có những cơn rung lắc cảm thấy mạnh hơn so với thực tế. Điều này là do cấu trúc của tòa nhà được thiết kế như vậy để chống lại các cơn chấn động lớn, đừng hoảng sợ mọi chuyện không đáng sợ như bạn nghĩ đâu.

Thêm vào đó, bảo vệ phần đầu là điều quan trọng nhất, để ngăn chặn bất cứ thứ gì rơi xuống đầu bạn, hãy tránh xa những vật ở trên cao và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cơn động đất dừng lại.

Sau khi các cơn chấn động đã dừng lại, bạn vẫn phải cẩn thận với đám cháy hoặc tòa nhà sụp đổ. Đây được gọi là giai đoạn thứ hai của trường hợp khẩn cấp.

Đặc biệt nếu trận động đất xảy ra gần bờ, trận động đất có thể dễ dàng gây ra sóng thần. Trận sóng thần cao nhất được gây ra bởi trận động đất Tohoku 2011 được cho là cao gần 17 mét.

Sóng thần

Ở hầu hết các khu vực gần biển, sẽ có một hệ thống còi báo động để cảnh báo người dân về mối đe dọa tiềm tàng. Nếu bạn nghe thấy những tiếng còi này, hãy tránh xa biển đến vùng đất cao hơn.

Trong trường hợp có sóng thần, nguy cơ các tòa nhà và công trình bằng gỗ bị sập rất lớn. Nếu không có đủ thời gian di chuyển hãy tìm một tòa nhà cao tầng và leo đến tầng cao nhất.

Tham Khảo Thêm:   Mùa hè ở Nhật Bản có gì thú vị?
Sau các trận động đất lớn có thể xảy ra sống thần
Sau các trận động đất lớn có thể xảy ra sống thần

Bão

Hàng năm ở Nhật Bản bão đến từ miền Nam trong thời gian giữa mùa hè và mùa thu. Do gió mạnh và mưa lớn mà hầu hết phương tiện giao thông công cộng thường xuyên chậm trễ thậm chí không hoạt động, các cửa hàng và doanh nghiệp cũng sẽ đóng cửa khi có bão.

Bão sẽ dần dần chậm lại và trở nên yếu hơn khi di chuyển về phía bắc. Do đó, hầu như không có cơn bão nào ở Hokkaido. Mặt khác, từ tháng 7 đến tháng 9, Okinawa thường xuyên phải đối phó với bão. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi mùa hè đến Okinawa, hãy chú ý đến dự báo thời tiết.

Trong thời gian xảy ra bão, tốt nhất là bạn hãy ở trong nhà, nếu đang ở bên ngoài thì trú tại nhà ga, trường học hoặc trung tâm thương mại gần đó. Đừng cố di chuyển bên ngoài, gió lớn rất nguy hiểm.

Mưa, lũ

Tháng 6 ở Nhật Bản là mùa mưa, chúng tôi khuyên bạn nên trang bị cho mình áo mưa và cố gắng tránh quá nhiều hoạt động và sự kiện ngoài trời.

Trong trường hợp mưa lớn, hãy tránh xa núi và sông. Núi có thể nguy hiểm vì lở đất , mực nước có thể dâng cao và sông có thể bị ngập lụt.

Vào mùa mưa thường gây ngập lụt ở nhiều nơi
Vào mùa mưa thường gây ngập lụt ở nhiều nơi

Tuyết rơi nhiều

Một đặc điểm chung của khu vực phía bắc và có tỉnh gần biển Nhật Bản là tuyết rơi dày trong mùa đông. Ngay cả với người bản địa cũng thấy rất khó di chuyển khi có tuyết huống chi là những đứa du học sinh đã quen với khí hậu nhiệt đới như chúng ta. Ngoài ra, những bất tiện khác có thể xảy ra như: sự cố về điện, ga và hệ thống cấp nước.

Ở các thành phố lớn như Tokyo thường không có tuyết dày, nhưng số lượng người và xe cộ lại rất lớn. Do đó, chỉ cần 1 vài cm tuyết thôi cũng có thể gây ra rối loạn giao thông nghiêm trọng.

Tham Khảo Thêm:   Các mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật thông dụng

Mùa đông ở Nhật các học sinh sẽ được nghỉ, nhiều bạn tranh thủ tham quan các địa điểm du lịch. Tuy nhiên thời gian này cũng thường hay có tuyết lở và tai nạn giao thông, chủ yếu ở những nơi có sườn dốc. Khi ra ngoài bạn phải chọn loại giày chóng trơn trượt, khi đi trên đường phải quan sát những chiếc ô tô, vì đường rất trơn nếu không may nó có thể đâm vào bạn.

Mùa đông tuyết rơi dày làm hưởng rất lớn đến việc đi lại của mọi người
Mùa đông tuyết rơi dày làm hưởng rất lớn đến việc đi lại của mọi người

Núi lửa phun trào

Có thể bạn chưa biết, Nhật Bản “sở hữu” tới 10% lượng núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Người ta cũng nói rằng bất cứ nơi nào bạn đào ở đất nước mặt trời mọc, đều có thể tìm thấy suối nước nóng (onsen). Đó là bằng chứng cho thấy có một lượng lớn magma nằm dưới lòng đất. Thực tế, núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa.

Trái ngược với động đất, chúng ta có thể dự đoán các vụ phun trào núi lửa. Thông thường sau khi xảy ra động đất, bạn có thể thấy khói bóc ra từ miệng núi lửa. Chính quyền địa phương khu vực đó sẽ đưa ra nhiều cảnh báo cho người dân, nên hãy cố gắng theo dõi tin tức hàng ngày nhé.

Để bảo vệ bản thân khỏi đống tro tàn và những nguy hiểm khác trong vụ phun trào, hãy dùng khăn che mũi và miệng. Ngoài ra, vụ phun trào thường “gửi” đá và mảnh vỡ bay khắp nơi, vì vậy tốt nhất bạn không di chuyển bên ngoài.

Tuy núi lửa phun trào gây thiệt hại rất lớn nhưng có thể dự báo trước
Tuy núi lửa phun trào gây thiệt hại rất lớn nhưng có thể dự báo trước

Nhật Bản có thể là một quốc gia thường xuyên xảy ra thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn những nét đẹp hấp dẫn nhất của đất nước này đã phát triển cùng với hoặc là kết quả của những thảm họa thiên nhiên đó. Có núi lửa, nhưng có rất nhiều suối nước nóng. Kiến trúc ở đây rất tiên tiến ở đây để chống lại động đất, bão và tuyết nặng. Do vậy, dù thiên tai ở Nhật có nhiều như thế nào cũng không thể cản bước chân của bạn chọn nó làm điểm đến cho hành trình tương lai phải không?

Bạn đã xem bài viết Phải làm gì khi gặp thiên tai ở Nhật Bản? . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu