Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Có rất nhiều du học sinh khi đi du học sang đất nước mặt trời mọc thường thắc mắc về vấn đề mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản như thế nào? Mua điện thoại ở đây giá rẻ? Cách dùng sim như thế nào, sim Nhật khác gì sim Việt? Hãy cùng du học Nhật Bản TinEdu tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Do thực hiện chính sách “đóng” về viễn thông. Nghĩa là điện thoại Nhật không sử dụng được ở nước ngoài và mạng điện thoại ở Nhật cũng được thiết kế không cho phép các điện thoại từ quốc gia khác có thể sử dụng ở đây. Chính vì vậy, hầu hết du học sinh Việt Nam khi sang Nhật sinh sống và học tập tại Nhật Bản bắt buộc phải mua mới điện thoại. Nếu như ở Việt Nam, chỉ cần đủ tiền là bạn có thể sắm cho mình bất kỳ một chiếc điện thoại nào mà bạn mong muốn, việc mua sim cũng rất dễ dàng, thậm chí chẳng cần đăng ký. Tuy nhiên ở Nhật lại khác. 

Tham Khảo Thêm:   Bí mật về những chiến binh Samurai Nhật Bản
Mua điện thoại ở đâu giá rẻ là thắc mắc chung của rất nhiều du học sinh
Mua điện thoại ở đâu giá rẻ là thắc mắc chung của rất nhiều du học sinh

Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ gì?

Ở Nhật sử dụng hình thức thuê bao trả sau, nên thủ tục giấy tờ cũng phức tạp hơn ở Việt Nam. khi bước vào cửa hàng mua điện thoại du học sinh cần mang theo đầy đủ giấy tờ như:

  • Hộ chiếu
  • Thẻ ngoại kiều – COE – tư cách lưu trú du học Nhật
  • Thẻ ATM hay thẻ tín dụng ngân hàng ở Nhật

Lưu ý, ở Nhật chỉ cho phép những người từ 20 tuổi trở lên đứng tên đăng ký thuê bao. Nếu bạn chưa đủ 20 tuổi thì tôt nhất hãy nhờ người thân hoặc người quen đứng ra bảo lãnh. Sau khi hoàn tất những thủ tục giấy tờ này bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại với sim chính chủ ở Nhật. 

Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại cho các hãng khác nhau

Khác với Việt Nam, các nhà mạng ở Nhật chỉ cung cấp dịch vụ cho một số loại điện thoại nhất định. Ví dụ như Softbank chủ yếu phân phối cho Iphone, Aquos; trong khi Docomo cung cấp cho Samsung, Sony và gần đây là Iphone 6.

Điện thoại di động là phương tiện không thể thiếu
Điện thoại di động là phương tiện không thể thiếu

Khi quyết định lựa chọn nhà mạng nào bạn cần tham khảo từ bạn bè, người quen hoặc những người có kinh nghiệm về đầy đủ các tiêu chí:

  • Chi phí dịch vụ;
  • Chất lượng đường truyền, độ phủ sóng;
  • Nhãn hiệu điện thoại phân phối;
  • Các chương trình khuyến mãi.
Tham Khảo Thêm:   Tiểu sử cầu thủ Anh Đức - Hành trình thành công và những bước ngoặt trong sự nghiệp

Các nhà phân phối điện thoại ở Nhật thường có các chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới bằng các chương trình ưu đãi, tặng máy mới. Đừng nôn nóng mà mua điện thoại đắt tiển bạn nhé! 

Chọn gói cước nào cho hợp lý?

Hầu hết chi phí và các dịch vụ đi kèm giữa các gói cước ở Nhật không chênh lệch nhau quá nhiều. Chi phí đối với một gói cước cơ bản hòa mạng 4G gồm các khoản: 

  • Tiền cước cố định hàng tháng; 
  • Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh; 
  • Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng); 
  • Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng); 
  • Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…).

Chuyển mạng và cắt hợp đồng bằng cách nào?

  • Hợp đồng mạng ở Nhật có thời hạn khoảng 2 năm, nếu hết hạn hợp đồng mà không thấy chủ thuê bao thông báo cắt mạng thì nhà mạng sẽ tự động gia hạn thêm 2 năm. Và khi hết 2 năm này chủ thuê bao vẫn chưa thông báo cắt hợp đồng sẽ phải trả cho nhà mạng 9.500 Yên (chưa bao gồm thuế).
  • Nếu cắt hợp đồng khi chưa hết 6 tháng kể từ ngày đăng ký bạn sẽ phải trả thêm 21.000 – 26.000 Yên hoặc bị đưa vào danh sách đen của nhà mạng.

Trường hợp nên đổi nhà mạng

  • Một thuê bao thông thường được nhận khuyến mãi từ 2 đến 3 năm, đối với những sinh viên chưa tốt nghiệp có thể chuyển nhà mạng để hưởng tiếp ưu đãi trong vòng 2 – 3 năm tiếp theo.
  • Nếu có ý định về nước lâu dài hoặc không quay lại Nhật thì tốt nhất bạn nên cắt hợp đồng với nhà mạng để tránh nảy sinh rắc rối không đáng có.
  • Sau một thời gian dài sử dụng, nếu bạn thấy không ưng ý với các dịch vụ của nhà mạng thì có thể cắt hợp đồng và chuyển sang nhà mạng mới.  
Tham Khảo Thêm:   Giới Thiệu Trường Nhật Ngữ Seiko - Kobe

Trên đây là 4 lưu ý mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn mua và sử dụng điện thoại khi ở NhậtHãy nhớ và áp dụng cho mình ngay bạn nhé!

Bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu