Khi mới học và làm quen với tiếng Nhật hay khi xem các bộ phim liên quan đến giáo viên, bác sĩ thì chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với từ “Sensei”. Thế nhưng trong quốc sống hằng ngày thì người Nhật còn sử dụng từ Sensei với đa dạng các tình huống khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy Sensei là gì? Đâu là những cách gọi Sensei ở Nhật Bản? Ngay bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những điều liên quan đến thuật ngữ Sensei.

Tìm Hiểu Sensei Là Gì?

Trong mỗi tình huống khác nhau thì thuật ngữ Sensei lại mang những ý nghĩa khác nhau. Sensei chính là từ ngữ để gọi giáo viên, những người dạy học trong nhà trường hoặc những giáo viên dạy tại các trung tâm. Đây cũng là nghĩa được sử dụng thông dụng nhất và thường được dịch là thầy hoặc cô. Điển hình như ở trường học có rất nhiều thầy cô giáo dạy nhiều bộ môn khác nhau nhưng chúng ta không thể biết được hết tên của người đó. Khi đó chúng ta có thể gọi là Sensei.

Bên cạnh đó, Sensei còn là cách gọi kính ngữ dành cho bác sĩ. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp trong một bộ phim hoặc gặp trong các bệnh viện, cơ sở ý tế tại Nhật Bản. Các bệnh nhân hoặc hộ lý thường sử dụng từ Sensei khi gọi các bác sĩ. Thông thường thì người Việt vẫn xưng hô là bác sĩ còn người Nhật gọi bằng thầy để thể hiện sự kính trọng.

Sensei cũng được biết đến là cách gọi kính trọng dành cho những người làm công việc đòi hỏi đến kiến thức chuyên môn. Những nghề này cần phải có chứng nhận với tư cách cấp quốc gia mới có thể sử dụng từ Sensei. Điển hình như hỗ trợ khách hàng làm giấy tờ về nhà đất, người tư pháp, luật sư,…

Sensei cũng được sử dụng khi một chính trị gia gọi người có chức vụ chính trị cao hơn, hoặc Sensei có thể được sử dụng với những người có liên quan điển hình như thư ký. Đây cũng chính là cách gọi đối với tất cả những người viết tiểu thuyết hoặc viết Manga. Thường được sử dụng bởi độc giả hoặc các trợ lý, người biên tập.

Một Số Cách Sử Dụng Phổ Biến Của Sensei

Vậy ngoài giáo viên, bác sĩ ra thì từ Sensei còn có cách sử dụng cho những ngành nghề nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách sử dụng phổ biến của thuật ngữ Sensei.

  • Trước hết Sensei là cách sử dụng thường gặp nhất, đây là thuật ngữ sử dụng để chỉ những người dạy học thuật, nghệ thuật và công nghệ. Đặc biệt là dành cho giáo viên của trường học. Ngoài ra thì Sensei chỉ những người đảm nhận công việc giảng dạy điển hình như giáo viên đàn, giáo viên ngôn ngữ,…

  • Tiếp theo chính là cách sử dụng để tôn kính những người sở hữu địa vị cao hay có học thức điển hình như bác sĩ, người đại diện, giáo viên, sư phụ,,.. Khi đó nó còn có thể sử dụng như một danh từ, gắn với tên để thể hiện sự tôn kính với đối phương.

  • Thêm vào đó vẫn còn có cách sử dụng để gọi người khác với ý nghĩa cực kỳ thân thiết hoặc để trêu trọc. Cuối cùng là cách gọi những người sinh ra trước bản thân mình thường để chỉ người nhiều tuổi hoặc những người thiếu kinh nghiệm.

Tham Khảo Thêm:   Tổng hợp các hãng giày dép giá phù hợp với học sinh, sinh viên tại Nhật

Sensei Và Kyoushi Có Gì Khác Biệt?

Nhiều người thường nhầm lẫn rằng Sensei và Kyoushi là hai thuật ngữ giống nhau. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt giữa hai thuật ngữ này bởi trong tiếng Nhật thì cách sử dụng của hai từ này hoàn toàn là khác nhau.

Sensei

Sensei là thuật ngữ chỉ tất cả những người dạy điều gì đó lại cho người khác. Không chỉ những người đang làm nghề giáo viên mà kể cả khi giảng dạy một điều gì đó cho người khác trong nhiều tình huống khác nhau. Rất nhiều người được dạy cũng sẽ sử dụng thuật ngữ Sensei đối với người dạy.

Sensei chủ yếu chỉ những người có địa vị hướng dẫn một điều gì đó cho người khác. Không chỉ bao gồm Kyoushi mà Sensei còn được sử dụng cho những người đang cố gắng dạy điều gì đó cho người khác.

Kyoushi

Khác với thuật ngữ Sensei thì Kyoushi có nghĩa là từ chỉ nghề nghiệp, chủ yếu là để chỉ những người thường làm việc ở trường học. Tuy nhiên với những người dạy học điển hình như Jukukoushi sẽ không được gọi với thuật ngữ này. Nói chung thì họ chính là Koushi chứ không phải là Kyoushi.

Nói tóm lại thì Kyoushi chính là một trong những từ ngữ chỉ được sử dụng cho những người đang làm việc tại trường học. Còn thuật ngữ Sensei có thể được sử dụng trong đa dạng cá trường hợp khác nhau. Trong tình huống bạn được ai đó dạy hoặc hướng dẫn thì bạn có thể sử dụng từ Sensei cho người đó.

Chính vì vậy, không khó để bạn có thể bắt gặp nhiều người được gọi là Sensei xung quanh cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, hãy phân biệt hai thuật ngữ này để khi sử dụng không nhầm lẫn nhé!

Tổng Hợp Những Cách Gọi Sensei Ở Nhật Bản

Giáo viên tại trường học, những người dạy người khác

Nghĩa tiếng Nhật thông dụng của thuật ngữ Sensei chính là thầy cô. Chính vì vậy mà Sensei thường được sử dụng trong khi các học sinh gọi giáo viên của mình. Hoặc gọi những người dạy các môn học trong các cơ quan giáo dục hoặc những trung tâm dạy thêm bên ngoài.

Tham Khảo Thêm:   Thông tin tổng quan về du học Nhật Bản ngành Quan hệ quốc tế

Để có tư cách trở thành giáo viên của trường và để được gọi bằng Sensei thì bạn cần phải có được giấy phép làm giáo viên. Đồng thời bạn cần tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên của trường mà bạn chọn.

Đối với những người muốn trở thành giáo sư tại đại học thì bạn cần phải có bằng Tiến sĩ, đồng thời là bắt đầu giảng dạy tại đại học với tư cách là một giảng viên. Sau một thời gian thì bạn sẽ được bổ nhiệm thành phó giáo sư rồi lên giáo sư.

Luật sư và bác sĩ

Trong tiếng Nhật thì bác sĩ có 2 từ được sử dụng đó chính là “ishi” và “asha”. Thông thường thì từ “ishi” sẽ được đặt đằng sau tên học của bác sĩ khi gọi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tự thay thế từ “ishi” bằng “Sensei” khi nói chuyện trực tiếp với bác sĩ nhé! Cách gọi này thường được bệnh nhân, hộ lý sử dụng. Người Nhật gọi bác sĩ là thầy để thể hiện được sự kính trọng của mình. Hơn nữa, cách gọi Sensei cũng được sử dụng khi chúng ta nói chuyện trực tiếp với luật sư.

Chính trị gia và mục sư

Nếu như đến Nhật Bản và tiếp xúc với người Nhật thì bạn cũng có thể nhận ra rằng cách gọi Sensei này cũng được người Nhật áp dụng cho những nhân vật quan trọng. Đặc biệt là thường dành cho những chính trị gia hay mục sư, mục đích để có thể thể hiện được sự kính trọng của bản thân với họ. Tuy nhiên với thủ tướng và bộ trưởng thì không nên gọi là Sensei, mà bạn hãy gọi là “shushou” hoặc “daiijin” nhé!

Tác giả văn học, nghệ sĩ

Không phải cứ nghệ sĩ hay tác giả văn học nào cũng được người Nhật gọi bằng Sensei. Mà họ chỉ sử dụng Sensei với những người đã đóng góp cho văn hóa điển hình như kiến trúc sư, nghệ sĩ, tác giả manga,… Nếu như họ có cống hiến lớn thì đều được người Nhật gọi bằng Sensei. Đây chính là cách gọi được những trợ lý, biên tập sử dụng. Ngoài ra thì nó cũng được sử dụng bởi một số độc giả khác.

Khám Phá Văn Hóa Ứng Xử Cấp Bậc Tại Nhật Bản

Văn hóa chung

Nếu như bạn đang có ý định làm việc tại công ty Nhật Bản hoặc sang đất nước Nhật để học tập, làm việc hay sinh sống thì bạn cần phải lưu ý đến văn hóa ứng xử tại Nhật Bản. Khi làm việc tại các công ty, xí nghiệp của Nhật Bản thì việc tôn trọng cấp trên và các Sensei là cực kỳ quan trọng. Cấp dưới lúc này cần phải vâng lệnh một cách tuyệt đối và không được cãi lại lời của cấp trên.

Khi giao tiếp với những người lớn tuổi, những Sensei hoặc những người có địa vị cao, người có cấp bậc thì bạn cần phải giới thiệu những người tham gia từ cấp bậc cao đến thấp. Khi nói chuyện cần phải giữ khoảng cách nhất định khi giao tiếp. Bên cạnh đó, khi giới thiệu hai người sẽ đứng đối diện, đồng thời là cúi chào nhau.

Tham Khảo Thêm:   Cách chuyển khoản tại quầy giao dịch của ngân hàng Yucho bạn nên biết

Nếu như người trước mặt có cấp bậc càng cao thì bạn lại phải cúi đầu càng thấp. Tương tự như những người có địa vị cao sẽ bắt tay trước khi ra về, đồng thời những người khách quan trọng nhất sẽ là người được bước ra khỏi phòng trước.

Cấp trên – cấp dưới

Đối với các công ty tại Nhật Bản thì việc chấp hành kỷ luật cũng như tôn trọng cấp trên được đánh giá là nền tảng để có thể hình thành lên các mối quan hệ cấp trên và cấp dưới cũng như đối với những người cùng cấp. Lý do bởi họ rất xem trọng văn hóa tập thể, chính vì vậy người Nhật tuyệt đối phải tuân lệnh. Người Nhật sẽ không bao giwof cãi lại lời của sếp, đồng thời lòng trung thành của nhân viên đối với những người lãnh đạo, với công ty luôn được đánh giá như một phẩm chất cao quý của người Nhật.

Trong văn hóa giao tiếp thì mối quan hệ này còn được thể hiện một cách rõ ràng. Đặc biệt là đối với những người sở hữu địa vị cao hoặc người lớn tuổi thì người Nhật luôn tỏ ra là nhún nhường. Hơn nữa, họ sẽ giữ chừng mực để thể hiện sự tôn kính của bản thân mình.

Tiền bối – hậu bối

Senpai (tiền bối) và Kouhai (hậu bối) chính là hai từ ngữ rất phổ biến, đồng thời hai từ ngữ này đã trở thành nét văn hóa riêng tại nước Nhật Bản. Senpai và Kouhai chính là những người có cùng một công việc và lĩnh vực và có vị trí giống nhau trong xã hội.

Tuy nhiên Senpai lại chỉ những người đi trước và có nhiều kinh nghiệm hơn Kouhai là những người đi sau. Chính vì vậy, Kouhai luôn phải kính trọng và học hỏi kinh nghiệm từ Senpai. Ngược lại thì Senai sẽ là người hướng dẫn, chỉ bước đi cho Kouhai. Đây chính là mối quan hệ mật thiết đối với văn hóa ứng xử và làm việc của người Nhật Bản.

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ cho bạn thuật ngữ Sensei là gì? Đồng thời là tổng hợp những cách gọi  Sensei tại Nhật Bản. Ngoài ra bạn đã hiểu rõ được văn hóa xưng hô tuyệt vời của người dân tại Nhật Bản là như thế nào phải không? Qua đây chúng ta có thể thấy Sensei là từ ngữ dùng để chỉ sự kính trọng, biết ơn với nhiều đối tượng khác nhau, không chỉ là giáo viên, bác sĩ mà còn là những tiền bối dạy dỗ, chỉ bảo mình, những luật sư, chính trị gia, người có công với nước nhà,… Do vậy bạn cần nắm rõ cách sử dụng của Sensei để không nhầm lẫn khi gọi nhé!