Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Niên hiệu là gì? Cách tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé
Ngoài cách tính theo dương lịch, người Nhật còn một cách tính nữa là tính theo niên đại. Rất nhiều giấy tờ hành chính như thẻ lưu trú, giấy Juminhyo… ở Nhật vẫn dùng song song cả hai kiểu tính này, vì thế khi bạn điền vào các giấy tờ ở Nhật bạn nên biết cách tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản để tính chính xác năm cần điền nhé!
Niên hiệu là gì?
Khi mới bắt đầu cuộc sống tại Nhật Bản, bạn có thấy khó hiểu về cách viết ngày tháng năm trong các loại giấy tờ không? Cách viết đó chính là lịch theo kỉ nguyên độc đáo chỉ có tại Nhật Bản được gọi là “niên hiệu” (nengo 年号 hay gengo 元号).
Niên hiệu là một giai đoạn gồm các năm được đặt theo hiệu của hoàng đế. Ở Nhật Bản, mỗi đời Thiên hoàng thường chỉ lấy một niên hiệu duy nhất và các năm sẽ được tính theo niên hiệu của Thiên hoàng.
Năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng sẽ gọi bằng Niên hiệu + Gannen, từ các năm sau sẽ gọi băng Niên hiệu + số năm. Từ năm 645 đến nay có tới 245 đời Nhật Hoàng, dưới đây là một số đời Nhật Hoàng kèm theo năm gần đây nhất như:
- Reiwa (令和) – Lệnh Hòa: Hiện nay
- Heisei (平成) – Bình Thành: 1989 – 2019
- Shōwa (昭和) – Chiêu Hòa: 1926 – 1989
- Taishō (大正) – Đại Chính: 1912 – 1926
- Meiji (明治) – Minh Trị: 1868 – 1912
- Keiō (慶応) – Khánh Ứng: 1865 – 1868
- Genji (元治) – Nguyên Trị: 1864 – 1865
- Bunkyū (文久) – Văn Cửu: 1861 – 1864
- Man’en (万延) – Vạn Diên: 1860 – 1861
- Ansei (安政) – An Chính: 1854 – 1860
- Kaei (嘉永) – Gia Vĩnh: 1848 – 1854
Cách tính năm dương lịch theo niên hiệu
Như đã nói ở trên, chúng ta nếu nhớ được niên hiệu và số năm bắt đầu của thời Nhật Hoàng đó chúng ta sẽ rất dễ để tính ra năm đó là năm thứ bao nhiêu. Công thức tính như sau: Năm niên hiệu cần tính = Năm dương lịch hiện tại – năm bắt đầu niên đại + 1. Còn nếu năm cần tính mà trùng với năm bắt đầu niên đại thì chúng ta sẽ không gọi là 1 mà gọi là Gannen nhé.
Lấy ví dụ luôn: An sinh năm 1989, năm này trùng với năm Bình Thành đầu tiên. Vậy năm theo niên đại Nhật Bản của An sẽ là Heisei Gannen. Tiếp theo, anh của An sinh năm 1980, năm này thuộc thời Shōwa (Chiêu Hòa) 1926–1989. Ta lấy 1980 – 1926 + 1 = 55. Như vậy, anh của An sinh năm Showa 55 (Chiêu Hòa 55).
Ngoài ra còn có cách tính khác dùng cho người nước ngoài có thể dễ dàng chuyển năm theo dương lịch sang lịch Nhật Bản hiện nay bằng một phép tính đơn giản là ta sẽ lấy 2 số cuối trong năm dương lịch + 12. Sau khi ra kết quả lấy 2 số cuối sẽ ra năm niên hiệu.
Ví dụ: năm 1990: 90+12 = 102 => sinh năm Heisei thứ 2 – 平成2 年.
Thông thường tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản chỉ để điền thông tin năm sinh thôi, đa phần độ tuổi các bạn đang đi du học Nhật Bản còn khá trẻ, hầu hết sinh từ thời Showa trở lại gần đây. Bạn nào muốn tra theo thời gian lâu hơn thì dựa theo niên hiệu bên trên để tính nhé.
Bạn đã xem bài viết Niên hiệu là gì? Cách tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.