Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Những điều kỳ lạ khi xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài – Phần 1 để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Trong quá trình xin việc ở mỗi quốc gia tuy có nét tương đồng nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt. Từ góc nhiều của người nước ngoài thì xin việc ở Nhật có không ít điểm “kỳ lạ” so với thế giới. Hôm nay hãy cùng thử tìm hiểu các đặc điểm này xem chúng lạ như thế nào?

Vest đi xin việc – リクルートスーツ

Ở một số quốc gia cũng có hình thức mặc vest khi đi xin việc nhưng việc có cả vest dành riêng cho đi xin việc có lẽ là chỉ có Nhật Bản mà thôi.

Có thể nói đây là đặc trưng đại diện cho quá trình xin việc ở Nhật Bản. Trong các buổi giới thiệu việc làm được tổ chức tháng 3 hàng năm hay các buổi phỏng vấn ứng viên màu sắc bạn có thể thấy nhiều nhất là màu trắng của áo sơ mi và màu đen của vest.

Tham Khảo Thêm:   Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT và yêu cầu cho từng cấp độ

Trước khi vest chuyên dụng ra đời thì các sinh viên thường mặc đồ của mình đi phỏng vấn. Sau đó một số tòa nhà mua sắm bắt đầu bán các bộ vest chuyên dành cho đi xin việc – đây được cho là khởi nguồn của văn hoá này.

Ở Nhật có hẳn loại vest được thiết cho riêng cho đi xin việc
Ở Nhật có hẳn loại vest được thiết cho riêng cho đi xin việc

Thời gian biểu cho quá trình xin việc được quyết định

Ở Nhật, Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản là cơ quan quyết định thời gian biểu cho quá trình xin việc từ thời điểm bắt đầu tổ chức các ngày hội giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu việc làm đến thời gian bắt đầu tuyển dụng. Thời gian biểu không phải là một nghĩa vụ nên không phải tất cả các công ty tại Nhật đều phải tiến hành theo quy định này nhưng hầu hết kế hoạch tuyển dụng các sinh viên mới ra trường của các doanh nghiệp đều hơi giống nhau.

Ở hầu hết các quốc gia khác những vấn đề này đều cho doanh nghiệp tự quyết và không có sự can thiệp của cơ quan nào cả. Vì thế, đặt cả thời gian biểu cho quá trình xin việc thực sự rất “khác người” trong mắt người nước ngoài.

Ở Nhật họ quy định cụ thể thời gian biểu cho quá trình xin việc
Ở Nhật họ quy định cụ thể thời gian biểu cho quá trình xin việc

Entry Sheet hay các bài kiểm tra trên web

Điều kỳ lạ khi xin việc ở Nhật  thứ 3 là nộp Entry Sheet, làm các bài kiểm tra trên web, hay phải tốn cả đóng tiền để làm Test Center (Các bạn làm phần trắc nghiệm tính cách tại nhà rồi tới trung tâm làm test năng lực).

Tham Khảo Thêm:   Cách đi từ sân bay Haneda đến Tokyo thuận tiện nhất

Cũng vì thời gian biểu cho xin việc được quy định cụ thể nên hàng năm vào cùng một thời điểm có rất nhiều sinh viên bắt tay vào quá trình xin việc. Đặc biệt ở những công ty lớn thì số lượng ứng viên có khi lên tới 10.000 người nên việc phỏng vấn từng người là điều không thể. Để lọc ra được sinh viên ưu tú trong rất nhiều ứng viên Entry Sheet và các bài test là một sự lựa chọn của doanh nghiệp.

Đối với người Nhật có lẽ là bình thường vì nó phù hợp với cơ chế xin việc của nước họ nhưng trong mắt người nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia phương Tây thì điều này thật khó hiểu. Thực sự mà nói, để làm một nhân viên nhân sự tại Nhật thật không dễ dàng chút nào.

Điều kỳ lạ khi xin việc ở Nhật  thứ 3 là nộp Entry Sheet
Điều kỳ lạ khi xin việc ở Nhật thứ 3 là phải nộp Entry Sheet

Quá nhiều vòng phỏng vấn

Tại Nhật có phỏng vấn lần 1, phỏng vấn lần 2, phỏng vấn lần cuối… sau đó mới nhận Naitei nếu được lựa chọn. Do đó sinh viên có thể phải tới công ty đến 4 lần. Thêm vào đó nhiều công ty trước khi vào phỏng vấn lần cuối còn có cả phỏng vấn lần 3, lần 4.

Ngược lại ở nhiều nước chỉ cần phỏng vấn 1 lần là biết trượt hay đỗ. Mặc dù đất nước khác nhau thì cách làm cũng khác nhau nhưng nhiều người nước ngoài cho rằng việc đi lại nhiều như vậy vừa tốn kém chi phí vừa tốn thời gian đi lại.

Tham Khảo Thêm:   Philippines Nói Tiếng Gì? Tìm Hiểu Tiếng Anh Tại Philippines Có Gì Đặc Biệt?

Có một số lý do giải thích cho đặc điểm này. Thứ nhất, thời gian biểu cho quá trình xin việc được Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản quyết định, từ tháng 6 bắt đầu tuyển chọn nhưng từ tháng 10 mới được bắt đầu thông báo Naitei. Trong thời gian chưa biết đỗ hay trượt vì sợ sinh viên bị các công ty khác chọn mất nên cần phải có các vòng khác thêm ở giữa. Thứ hai, khi qua nhiều vòng thi doanh nghiệp không chỉ có cái nhìn rõ hơn về ứng viên mà còn là cơ hội để PR thêm về công ty của mình tới các ứng viên ưng ý. Cuối cùng đó là thay vì việc một lần đã nhận được Naitei ngay thì việc phải qua nhiều vòng mới nhận được Naitei sẽ là sự thúc đẩy cho sinh viên nỗ lực, cố gắng đạt được một điều gì đó.

Chúng ta vừa điểm qua một số điểm kỳ lạ khi xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa thì có thể nói hình thức phỏng vấn hay quá trình xin việc cũng đã có chút thay đổi. Tuy nhiên các đặc trưng trên đây sẽ vẫn còn bắt gặp nhiều ở các doanh nghiệp. Nếu đang tìm việc ở Nhật hãy chú ý nhé! Chúc bạn thành công!

Bạn đã xem bài viết Những điều kỳ lạ khi xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài – Phần 1 . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu