Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Hướng dẫn đăng ký sim điện thoại tiết kiệm nhất cho du học sinh Nhật để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Nếu ở Việt Nam, điện thoại di động và internet đã là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của bạn thì khi sang Nhật nó lại càng quan trọng hơn nữa. Bên cạnh đó, do chính sách “đóng” về viễn thông nên hầu như những ai muốn làm việc học tập lâu dài tại quốc gia này đề phải đăng ký thuê bao mới. Đối với những du học sinh Việt mới sang thì thủ tục này khá phiền phức. Chính vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký sim điện thoại tại Nhật sao cho tiết kiệm nhất.

Điều kiện đăng ký điện thoại ở Nhật

Ở Việt Nam, sim có thể lắp vào bất kỳ chiếc điện thoại nào, chỉ cần nạp tiền vào thì có sử dụng ngay. Nhưng ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng.

Bạn phải tìm đến một dịch vụ viễn thông (shop điện thoại, trung tâm điện máy…) để mở hợp đồng đăng ký thuê bao điện thoại. Có khá nhiều lựa chọn như sim Softbank, sim Docomo,sim Au và nhiều nhà mạng nhỏ khác như: Rakuten Mobile,Y!mobile, BigLobe, U-Mobile, DMM…

Softbank, Docomo, Au là 3 nhà mạng hàng đầu tại Nhật
Softbank, Docomo, Au là 3 nhà mạng hàng đầu tại Nhật

Điều đặc biệt là nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây tất cả các nhà mạng ở Nhật đã phân phối iPhone từ 6, 6S, 7). Vì vậy, bạn đăng ký sim của nhà mạng nào thì mua loại điện thoại của nhà mạng đó luôn. Hoặc nếu đem điện thoại từ Việt Nam sang thì xem thuê bao của nhà mạng nào có thể sử dụng với loại điện thoại đó.

Tham Khảo Thêm:   Múi giờ Nhật Bản chênh lệch như thế nào so với Việt Nam?

Đồng thời điện thoại dùng ở Nhật không sử dụng thẻ cào như ở Việt Nam, tất cả sim đều thanh toán trả sau và hóa đơn sẽ được gửi về nhà mỗi tháng. Số tiền thanh toán phụ thuộc vào gói cước đăng kí, số lượng tin nhắn, số phút gọi của bạn hàng tháng.

Để có thể đăng ký sim điện thoại ở Nhật cần đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Độ tuổi được đăng ký: 20 tuổi trở lên
  • Thời hạn visa: ít nhất 2 năm.
  • Cần có thẻ credit card (thẻ tín dụng)

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng kí điện thoại tại Nhật

  • Thẻ ngoại kiều
  • Thẻ tín dụng / thẻ ATM và sổ ngân hàng
  • Thẻ học sinh (nếu là du học sinh)
  • Con dấu cá nhân.
Hồ sơ đăng ký điện thoại gồm thẻ lưu trú, thẻ tín dụng, con dấu...
Hồ sơ đăng ký điện thoại gồm thẻ lưu trú, thẻ tín dụng, con dấu…

Lưu ý khi đăng ký điện thoại:

Tuyệt đối không đưa thông tin cá nhân cho người khác (thẻ lưu trú, tài khoản ngân hàng…). Vì hiện nay ở Nhật đang có tình trạng lừa đảo để đăng ký điện thoại.

Bạn nên nhờ một người có tiếng Nhật tốt đi cùng để có thể giao tiếp được, tránh tình trạng nhà mạng thêm các dịch vụ không cần thiết.

Ngoài ra, nhiều bạn đi du học Nhật ngay sau khi tốt nghiệp cấp 2,3 nên không đủ tuổi đứng tên bất giấy tờ nào. Trong trường hợp này hãy nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể ký xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

So sánh dịch vụ giữa các nhà mạng lớn và nhỏ (sim free)

 

Nhà mạng lớn

Sim lẻ

Sim lẻ + Điện thoại

Phí hàng tháng

Trên dưới 7,000 yên

Trên dưới 2,000 yên

Trên dưới 2,000 yên

Thời hạn hợp đồng

2 năm

0 ~ 1 năm

0 ~ 1 năm

Phí hủy hợp đồng

Từ 10,000 yên

Sim Data (có SMS): Thường không có

Sim Nghe gọi: Trên dưới 10,000 yên

Sim Data (có SMS): Thường không có

Sim Nghe gọi: Trên dưới 10,000 yên

Dành cho các bạn

Có visa trên 2 năm

Muốn sử dụng mạng tốc độ cao của nhà mạng lớn

Muốn dùng nhiều dịch vụ khác nhau của nhà mạng (gói nghe gọi miễn phí, gói bảo hiểm, gói giảm giá cho sinh viên, …)

Sử dụng nhiều loại máy khác nhau (đặc biệt là iPhone và các dòng máy đắt tiền)

Có visa ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm

Có điện thoại sim free mang từ VN, chỉ muốn mua sim

Không gọi điện thoại, chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí

Muốn tiết kiệm tiền điện thoại hàng tháng

Chỉ dùng mạng 4G, LTE

Có visa ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm

Không mang điện thoại từ VN, muốn mua cả sim và điện thoại

Không gọi điện thoại nhiều, muốn gọi đến đâu tính phí đến đó

Muốn tiết kiệm tiền điện thoại hàng tháng

Dùng mạng 4G, LTE nhiều hơn nhắn tin SMS, gọi điện Có visa ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm

Không mang điện thoại từ VN, muốn mua cả sim và điện thoại

Không gọi điện thoại nhiều, muốn gọi đến đâu tính phí đến đó

Muốn tiết kiệm tiền điện thoại hàng tháng

Dùng mạng 4G, LTE nhiều hơn nhắn tin SMS, gọi điện

Tham Khảo Thêm:   Hà Lan Nói Tiếng Gì? Top 5+ Lý Do Nên Đi Du Học Tại Hà Lan

Chuyển mạng và cắt hợp đồng

Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.

Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

Bạn cần làm thủ tục chấm dứt hợp đồng trước khi về nước
Bạn cần làm thủ tục chấm dứt hợp đồng trước khi về nước

Những thời điểm nên chuyển nhà mạng điện thoại ở Nhật hoặc cắt hợp đồng

Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết

Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Nếu như đã tốt nghiệp và sắp về nước thì hãy làm thủ tục cắt hợp đồng để tránh rắt rối về sau.

Còn trường hợp bạn vẫn chưa tốt nghiệp và có ý định tiếp tục ở lại Nhật nhiều năm nữa thì nên chuyển sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”.

Tham Khảo Thêm:   Bật Mí Top 5+ Những Ngành Dễ Xin Việc Ở Hàn Quốc Cho Du Học Sinh

Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:

Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng. Tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù không dùng điện thoại, hóa đơn vẫn được tính và gửi cho bạn, còn hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng.

Sau này nếu có khi nào lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết:

Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà…)

Đối với những bạn chỉ mới sử dụng sim trả trước ở Việt Nam mà chưa dùng sim trả sau thanh toán theo gói cước thì có lẽ cơ chế hợp đồng điện thoại ở Nhật khá là rắc rối. Tuy nhiên ở các shop bán điện thoại hiện giờ đã có thêm nhiều staff nói được tiếng nước ngoài cũng như tiếng Việt nên bạn có thể hỏi trước khi ký hợp đồng để đỡ đi nhiều khoản chi phí không cần thiết. Mong rằng bài viết này có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về cách đăng ký sim điện thoại và cơ chế hoạt động của các nhà mạng ở Nhật.

Bạn đã xem bài viết Hướng dẫn đăng ký sim điện thoại tiết kiệm nhất cho du học sinh Nhật . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu