Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Cách đón tết trung thu ở Nhật có gì khác với Việt Nam để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé
Cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc nên cả Nhật Bản và Việt Nam đều có những ngày lễ giống nhau như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu… Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ biến đổi sao cho phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc mình. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem cách đón Tết Trung thu ở Nhật có gì khác Việt Nam nhé.
Trung thu được tổ chức 2 lần
So với các quốc gia khác như Trung, Hàn, Việt, Singapore… thì đây là nét độc đáo chỉ riêng đất nước Nhật Bản mới có.
Tại Nhật thì Tết Trung thu diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA (十五夜), gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi” (お月見) có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10.
Truyền thuyết thỏ ngọc giả bột làm bánh mochi trên cung trăng
Truyền cổ tích Việt Nam có cây đa và chú Cuội thì trong văn hóa Nhật lại có 1 chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimmi sẽ giã bột để làm bánh dày mochi.
Bánh trung thu không có trứng muối
Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
Cách đón Trung thu của người Nhật
So với người Việt thì cách đón Tết Trung thu của người Nhật phức tạp hơn nhiều. Gần đến ngày rằm, các bà mẹ trong gia đình sẽ tìm một nơi thoáng đãng, đảm bảo thưởng thức đêm trăng một cách trọn vẹn nhất.
Theo truyền thống, bên bàn nơi quây quần gia đình vào ngày lễ còn phải trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ lau (susuki). Từ xưa, cỏ lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà.
Đối với trẻ em Nhật Bản, bánh Tsukimi dango từ xa xưa đã trở thành món ăn phổ biến nhất vào Tết Trung thu. Thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo.
Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn thì hầu như các gia đình không còn tổ chức Tsukimi cho con cái họ nữa.
Bạn đã xem bài viết Cách đón tết trung thu ở Nhật có gì khác với Việt Nam . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.