Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Văn Hóa Cúi Chào Của Người Nhật để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Nhật Bản là một đất nước rất coi trọng lễ nghĩa. Đối với người Nhật thì việc đánh giá một người đối diện không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, cũng như thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và lịch sự hay không.

Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu văn hóa cúi chào của người Nhật Bản.

Cúi chào là một nghi thức rất quan trọng nhưng cũng khá phức tạp trong giao tiếp. Bạn phải học cúi chào đúng cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người Nhật Bản.

Nghi thức cúi chào ở Nhật Bản được gọi là Ojigi. Ojigi sẽ bao gồm nhiều mức độ. Từ một cái gật đầu khẽ cho đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của Ojigi phụ thuộc vào vị thế của người bạn chào đối với bạn, vào hoàn cảnh và phụ thuộc vào việc bạn là nam hay nữ.

Ojigi không chỉ được dùng khi gặp nhau. Hành động này còn thể hiện sự biết ơn, biết lỗi hay nhờ vả.Vậy nên, khi cảm ơn hay xin lỗi người Nhật bạn đều phải hành lễ Ojigi.

Tham Khảo Thêm:   Nên học thạc sĩ ngành nào khi muốn thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hai người cúi chào khi gặp nhau, hai bàn tay duỗi thẳng, khép các ngón lại và đặt trước mặt. Hai bàn tay không chĩa thẳng về phía người đối diện mà hơi chụm vào nhau, cách nhau từ 10-20cm. Khi bạn ngẩng dậy cũng làm thật từ tốn để thể hiện sự cảm kích và sự tôn trọng với người đối diện. Thêm vào đó là câu nói “Ohayo gozaimasu” có nghĩa là  chào buổi sáng. “Konnichiwa” nghĩa là chào buổi chiều, “Arigatou gozaimasu” nghĩa là cám ơn, “Sumimasen” nghĩa là xin lỗi, “Onegaishimasu” nghĩa là làm ơn.

Trong thực thế ojigi có ba kiểu như sau:

Cúi 15 độ đối với những người ngang bằng mình như là bạn bè, đồng nghiệp.

Cúi 30 độ trang trọng, lịch sự hơn khi lần đầu tiên gặp mặt.

Cúi 40 độ để cảm ơn ai đó và thể hiện sự biết ơn bằng cả tấm lòng.

Cách thức khi đứng chào
Cách thức khi đứng chào

Cách thức khi đứng chào

Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón tay, khép hai cánh tay sát bên sườn và cúi xuống.

Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước  người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại rồi từ từ cúi chào.

Tham Khảo Thêm:   Thụy Điển nói tiếng gì? Sống ở Thuỵ Điển chỉ biết tiếng Anh có được không?

Đối với sếp của mình và những người lớn tuổi hơn, nếu bạn cúi càng thấp thì càng thể hiện sự kính trọng.

Tuy nhiên, ở Nhật, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta lại hành lễ Ojigi. Thông thường, người Nhật sẽ cúi chào theo đúng chuẩn khi gặp lần đầu tiên trong ngày. Còn những lần gặp tiếp theo thì họ sẽ chỉ khẽ gật đầu chào nhau, để khỏi phức tạp, phiền phức và đỡ tốn thời gian.

Hành động cúi chào của người Nhật chỉ là một đặc điểm nhỏ trong kho tàng văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, người dân Nhật còn có các đặc tính văn hóa rất đặc biệt khác nữa khiến các du khách không khỏi bất ngờ và ngưỡng mộ khi đặt chấn đến xứ sở hoa anh đào.

Bạn đã xem bài viết Văn Hóa Cúi Chào Của Người Nhật . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu