Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Phân Biệt Trợ Từ DE (で) Và NI (に) Dùng Để Chỉ Nơi Chốn để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Bài viết trước mình và các bạn đã cùng nhau phân biệt giữa Yasumi Desu và Yasumi Masu. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt trợ từ DE (で) và NI (に) dùng để chỉ nơi chốn. Mời các bạn theo dõi!

Đầu tiên chúng ta sẽ làm quen với cách phân biệt trợ từ DE (で) và NI(に) dùng để sử dụng chỉ nơi chốn. Khi đề cập đến việc diễn đạt về nơi chốn với hai trợ từ này thì người Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung, họ cũng thường hay nhầm lẫn tại trường học. Vì trong cách phân biệt này có quá nhiều trường hợp nên các bạn có thể sẽ gặp khó khăn  trong việc phân biệt và lựa chọn cho đúng nhất.

Hướng dẫn phân biệt trợ từ DE(で) và NI(に) 

Thông qua nhiều tìm kiếm khác nhau, bài viết đã đưa ra những kết luận chính xác về việc sử dụng trợ từ về nơi chốn là khi nào dùng trợ từ DE và khi nào dùng trợ từ NI. Điểm quan trọng để dễ trong việc phân biệt trợ từ DE và NI là khi nơi chốn chúng ta phải hòa vào động từ chính của câu. Chắc có lẽ các bạn cũng biết trong ngôn ngữ, động từ về bản chất được chia ra làm 2 loại. Một loại được mang tính chất hành động và một loại còn lại được mang tính chất trạng thái. Phần quan trọng mà chúng ta cần lưu ý chính là đối với trợ từ DE thì động từ mang tính chất hành động rất rõ. Còn đối với trợ từ NI thì động từ mang trạng thái ý nghĩa tồn tại. Cụ thể như: mình thường học bài ở nhà, ngày hôm qua đi ăn ở nhà hàng,.. đó là những hành động rất rõ như học, ăn,… những hành động này xảy ra ở nơi nào thì nơi đó sẽ dùng trợ từ DE. Còn những động từ mang ý nghĩa tồn tại như sống, ở, có sở hữu thì đi với trợ từ NI. Lấy ví dụ như “hiện giờ mình đang sống ở Nhật Bản”, “cô giáo đang trong lớp học”, “trái cây ở trong tủ lạnh”. Qua các động từ mang tính chất tồn tại thì những trợ từ đi theo nó sẽ diễn đạt là NI, còn những động từ mang tính chất hành động thì những trợ từ đi theo sẽ diễn đạt nới chốn đó là NE.

Tham Khảo Thêm:   Giải bóng đá ngoại hạng Anh - Bảng xếp hạng, đội vô địch, cầu thủ xuất sắc
Phân biệt trợ từ DE (で) và NI(に) dùng để chỉ nơi chốn
Phân biệt trợ từ DE (で) và NI(に) dùng để chỉ nơi chốn

Bên cạnh đó, sẽ có những động từ khá là mơ hồ sẽ khiến người học không hiểu rõ đâu là động từ chỉ trạng thái tồn tại và đâu là động từ hành động. Cụ thể như cụm từ trở lại, ngồi xuống, đỗ xe… mọi người thường thắc mắc là tại sao lại đi với NI. Ví dụ như: mình ngồi xuống đây có được không? Thì chúng ta dùng NI. Thấy thắc mắc là tại sao ngồi xuống là một hành động. Đối với những động từ đó, khi mà thực hiện các động từ thì kết quả sẽ tồn tại tại vị trí mà chúng ta dùng trợ từ NI. Cụ thể như: mình trở lại ở khách sạn đó, chúng ta dùng NI, khi mà mình trở lại thì mình đang tồn tại bên trong khách sạn đó, cũng giống như việc mình ngồi xuống thì mình tồn tại ngay chiếc ghế đó, chỗ đó. Cũng giống như động từ đỗ xe cũng vậy, “ Tôi có thể đỗ xe hơi ở đây được không ?” có ý nghĩa là sau khi đỗ xe xong thì chiếc xe đó tồn tại ở ngay vị trí đó nên ta cũng trợ từ NI. Đó là điểm mấu chốt trong việc phân biệt trợ từ DE và NI.

Ngoài ra, có những đặc biệt mà chúng ta có thể hiểu theo 2 nghĩa. Ví dụ như động từ “viết”, cụ thể như khi chúng ta ngồi viết ở đâu thì địa điểm mà ta ngồi viết, không gian mình đang thực hiện 1 hành động thì ta sẽ dùng động từ DE còn cái gì mà chúng ta đang viết ma khi ta viết xong thi nó sẽ tồn tại ở từ NI. Xác thực hơn : Mình đang viết văn trong thư viện, hành động viết trong thư viện là hành động được diễn ra trong thư viện nên chúng ta dùng DE, nhưng khi ta viết vào quyển sổ chẳng hạn, khi viết xong chữ viết tồn tại con lại số đó thì chúng ta sẽ dùng NI. Có sự sai sót đối với động từ viết thì nó cũng có thể xảy ra với một số động từ khác. Lấy ví dụ như động từ ngồi xuống, thì không nhất thiết động từ ngồi xuống thì mình cũng ghi là NI cả, lấy ví dụ : “Ở trong lớp học, cậu ta ngồi lên bàn”, việc ngồi trong lớp học đó là DE, cái bàn mà cậu ngồi lên sẽ là NI.

Tham Khảo Thêm:   Có được vay vốn ngân hàng đi du học Nhật Bản không?

Việc phân biệt 2 trợ từ này sẽ rất quan trọng khi các bạn đi du học nhật bản, vì nếu sử dụng sai thì dẫn đến người nghe có thể sẽ hiểu sai ý của bạn.

Bạn đã xem bài viết Phân Biệt Trợ Từ DE (で) Và NI (に) Dùng Để Chỉ Nơi Chốn . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu