Chào mừng bạn đã đến với Du Học TinEdu – Cổng Thông Tin Du Học Số 1 Việt Nam. Du học là một cơ hội lớn để trải nghiệm văn hoá, tiếp thu kiến thức mới và Tinedu mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin hữu ích về du học. Cùng tham khảo bài viết Có thể bạn chưa biết đặc quyền của xe đạp ở Nhật để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé

Nếu ở Việt Nam mà nhìn thấy mấy chiếc xe máy chạy trên vỉa hè thì cũng đã quen như “chuyện ở huyện”. Nhưng ở Nhật Bản bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh tương tự chỉ có điều xe máy thay bằng xe đạp thôi. Thực ra đi xe đạp ở Nhật có luật quy định hẳn hoi nhưng ít khi nào được mọi người chấp hành. Do vậy bạn nào đến trường hay đi làm thêm bằng phương tiện này nên học trước các “quy tắc ngầm” để khi sử dụng không bị bối rối nhé.

1. Đi xe đạp trên vỉa hè

Theo luật giao thông của Nhật thì trẻ con dưới 12 tuổi có thể đi trên vỉa hè. Trong trường hợp “quá nguy hiểm” để đi dưới lòng đường thì ai cũng được phép lên vỉa hè mà đi. Tuy nhiên, luật thì có mà chẳng có ai thi hành.

Tham Khảo Thêm:   Văn Hóa Cúi Chào Của Người Nhật

Thực tế, 99.99% người đi xe đạp chạy trên vỉa hè nhưng không hề bị công an bắt bớ gì đâu. Cũng phải thôi vì xe ô tô chạy dưới lòng đường rất nhanh, nếu không may mắn thì điều tồi tệ sẽ xảy ra, do đó dù có sai luật thì bảo đảm an toàn cho bản thân vẫn là quan trọng nhất.

Hầu hết người Nhật đều đi xe đạp trên vỉa hè cho an toàn
Hầu hết người Nhật đều đi xe đạp trên vỉa hè cho an toàn

2. Khóa xe đạp

Dạo gần đây số lượng vụ án trộm cắp xe đạp tại Nhật đang có xu hướng tăng lên, tuy không nhiều nhưng cẩn thận khóa lại vẫn hơn. Ngoài ra, bạn nên đăng ký thông tin chủ sở hữu cho xe đạp của mình, nếu nó bị mất và may mắn tìm lại được thì cảnh sát có cách để gọi bạn đến nhận lại.

Khi gửi xe bạn nên khóa lại cần thận
Khi gửi xe bạn nên khóa lại cần thận

3. Bóp chuông khi muốn vượt qua người khác

Khi chạy trên vỉa hè, nếu muốn vượt qua người khác phải sử dụng chuông từ xa để báo với họ rằng bạn đang đến gần. Người Nhật hầu như đều quen với việc xe đạp đi trên vỉa hè và vì thế họ sẽ đi gọn lại để không bị bạn tông.

4. Không cần đội mũ bảo hiểm

Theo luật quy định thì trẻ em dưới 13 thì phải có mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, nhưng như đã nói rồi đấy chẳng có ai thực hiện cả. Bởi vì, không ai đội thì sao tôi phải đội?

Tham Khảo Thêm:   Tại sao người Nhật xem việc làm ngoài giờ là điều hiển nhiên?

Vì thế đi xe đạp ở Nhật bạn không cần phải lo về vụ mũ bảo hiểm. Dù trên vỉa hè người đi có đông thế nào!

Người đi xe đạp ở Nhật hầu như không đội nón bảo hiểm
Người đi xe đạp ở Nhật hầu như không đội nón bảo hiểm

5. Phá luật

Ngoài những điều ở trên thì còn có những quy định đi xe đạp khác không bắt buộc thi hành. Hầu như các hình thức xử phạt chỉ áp dụng khi bạn điều khiển xe gây tai nạn hoặc cố tình phạm lỗi. Còn bình thường thì có vi phạm cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra với bạn cả. Nói là thế nhưng những điều luật này được đặt ra để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn, vì vậy tốt hơn hết là vẫn nên để tâm đến, nhỉ?

  • Nếu đâm vào ai đó bị phạt 20,000 yen.
  • Nếu dùng ô hoặc điện thoại di động khi đang đạp xe có thể bị giam 3 tháng và phạt 50,000 yen.
  • Không được đi xe trên đường của người đi bộ, kể cả khi là để băng từ đường của xe đạp này đến đường của xe đạp khác. Bạn nên dắt xe đạp nếu có ý định đi đường của người đi bộ.
  • Sử dụng phương tiện khi cơ thể có cồn có thể bị phạt 5 năm trong nhà giam cộng thêm 1 triệu yen tiền phạt.
  • Lái xe vào ban đêm mà không bật đèn sẽ bị phạt 50,000 yen.
  • Vừa đi xe vừa nghe iPod cũng bị phạt 50,000 yen.
  • Nếu gây ra tai nạn, thường tội lỗi tự khắc sẽ bị đổ lên người sử dụng phương tiện nào to hơn. Vì vậy nếu ô tô đâm xe đạp thì xin lỗi ô tô nhé, bạn xác định rồi!
Tham Khảo Thêm:   Bí mật văn hóa trà đạo Nhật Bản

Những luật đi xe đạp ở Nhật được đề ra để mọi người an toàn, mặc dù không ai tuân theo thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nói là vậy nhưng tôi nghĩ nó sẽ khiến những ai xui xẻo bị lâm vào cảnh tội đồ sẽ thay đổi hành vi.

Bạn đã xem bài viết Có thể bạn chưa biết đặc quyền của xe đạp ở Nhật . Chúc các bạn có những giây phút thú vị và hữu ích nhé. Đừng quên để lại bình luận cho TinEdu để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông Tin Về TinEdu